Đối với các doanh nghiệp hiện nay, việc có một bộ phận pháp lý để phòng ngừa các rủi ro có thể xảy đến đang dần trở nên phổ biến. Tuy nhiên đó không phải là biện pháp hữu hiệu ngăn ngừa được toàn bộ các tranh chấp kinh tế. Hằng ngày, thậm chí là hằng giờ luôn tiềm ẩn rất nhiều những nguy cơ cho xung đột về lợi ích giữa các cá nhân – tổ chức hay tổ chức và tổ chức. Đã nói về vấn đề kinh tế, đồng nghĩa với rất nhiều phát sinh có thể xảy ra về tài sản, và giá trị của tài sản tranh chấp kinh tế thường chỉ có thể được làm rõ ràng thông qua hoạt động thẩm định giá. Cùng thẩm định giá Quảng Nam theo dõi bài viết nhé!
Vì sao các tranh chấp kinh tế thường gắn với tài sản.
Một trong những yếu tố cấu thành nền tảng của thương mại theo nguyên lý về kinh tế chính là doanh thu và lợi nhuận, hay gọi là giá trị vật chất được quy đổi ra bằng tài sản. Đó chính là động lực cho sự ra đời của các doanh nghiệp, cho các cá nhân tham gia vào lĩnh vực kinh tế hiện nay. Trong các quan hệ này, không phải vấn đề liên quan đến tình cảm luôn luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Chỉ có quan hệ về kinh tế mới có thể thúc đẩy được sự phát triển hoặc tồn tại của các doanh nghiệp.
Trước thực trạng của rất nhiều rắc rối phát sinh trong quan hệ kinh tế, có nhiều doanh nghiệp, cá nhân tranh chấp với nhau. Các tranh chấp kinh tế thường xoay quanh tranh chấp về hợp đồng, về tài sản doanh nghiệp, về tiền bồi thường hoặc là bảo hộ cho giá trị của doanh nghiệp. Tất cả những yếu tố đó tạo nên tranh cãi trong tranh chấp kinh tế, và gắn với sinh lợi từ tài sản và doanh thu của một pháp nhân, cá nhân tham gia hoạt động thương mại. Ngay khoản 1 điều 3 Luật thương mại đã quy định rất rõ vấn đề này: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”
Quy định về thẩm định giá trong tranh chấp kinh tế
Tất cả những tranh cãi trong lĩnh vực kinh tế về giá trị tài sản thường được quy định rất rõ về sự cần thiết của thẩm định giá. Ví dụ như trong luật Doanh nghiệp 2014 có quy định: “Giá thị trường của phần vốn góp hoặc cổ phần là giá giao dịch trên thị trường cao nhất ngày hôm trước, giá thỏa thuận giữa người bán và người mua, hoặc giá do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp xác định.” Hay về xác định phần vốn góp, luật này cũng xác định trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
Ngoài ra, khi gặp tranh chấp về giá trị của việc mua lại phần vốn góp giữa các cổ đông, pháp luật cũng có quy định trường hợp không thỏa thuận được về giá thì các bên có thể yêu cầu một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. “Công ty giới thiệu ít nhất 03 tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng”. Thẩm định giá đã trở thành yêu cầu thiết thực cho các bên trong giải quyết tranh chấp kinh tế.
Mọi thắc mắc xin liên hệ thẩm định giá Quảng Nam để biết thêm chi tiết.