Đối với những lĩnh vực đòi hỏi tính chuyên môn cao và sự chặt chẽ như thẩm định giá, rất khó để tránh hết những sai sót có thể gặp phải. Thời gian phát triển và vai trò của thẩm định giá chưa thực sự là một lịch sử dài, điều này đồng nghĩa với việc trong quá trình hoạt động, các tổ chức thẩm định giá thường gặp không ít những khó khăn. Một phần của những khó khăn của hoạt động thẩm định giá đã gây ra sai lệch, thậm chí là trở ngại lớn cho sự phát triển của thẩm định giá ở Việt Nam.
Đã có định hướng, nhưng chưa rõ ràng
Thẩm định giá được khởi điểm từ cách đây khoảng hơn 20 năm, nhưng đến nay nếu xét về sự phát triển thì chưa tương xứng được với vai trò của Luật sư hay công chứng, cũng là những lĩnh vực hoạt động về pháp lý và khá gần với thẩm định giá. Thực tế hiện nay, với sự ra đời của Luật giá 2012 và các văn bản hướng dẫn như Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá. ; Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06/08/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá về Thẩm định giá, thẩm định giá đã có định hướng về pháp lý để tạo hành lang vững chắc, nhưng chưa rõ ràng.
Việc Bộ tài chính có các văn bản như Thông tư số 06/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 7/1/2014 ban hành tiêu chuẩn thẩm định giá số 13.; Quyết định số 24/2005/QĐ-BTC ngày 18/04/2005 của Bộ Tài chính về việc ban hành 03 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam (đợt 1).; Quyết định số 77/2005/QĐ-BTC ngày 01/11/2005 của Bộ Tài chính về việc ban hành 03 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam (đợt 2).; Quyết định số 129/2008/QĐ-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính về việc ban hành 06 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam (đợt 3). Điều này góp phần tạo ra nền tảng chuyên môn cho người tham gia vào lĩnh vực thẩm định giá, nhưng chưa có sự tuyên truyền và giới thiệu đúng mức nên thẩm định giá vẫn chưa trở thành lĩnh vực hấp dẫn được.
Nhiều nhầm lẫn về vai trò của thẩm định giá.
Trong khá nhiều các văn bản hiện hành như Luật doanh nghiệp 2014, Luật đất đai 2013, Bộ luật dân sự 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đều có nhắc về các quy định sử dụng kết quả thẩm định giá để giải quyết. Nhưng thường chỉ sử dụng khi mà thẩm định giá là phương pháp cần phải làm để giải quyết tranh chấp hoặc rắc rối. Điều này đồng nghĩa với việc trong các quan hệ pháp lý hoặc dân sự thông thường, ít khi người ta nghĩ đến việc thẩm định giá để quy ước rõ ràng với nhau về giá trị trước khi thực hiện. Ví dụ điển hình là việc thay vì xác định giá trước khi ký hợp đồng, thì phải chờ đến lúc có tranh chấp mới đi xác định để làm cơ sở giải quyết.
Số lượng tổ chức thẩm định giá chưa nhiều
Có nhiều khách hàng liên hệ với chúng tôi trên khắp cả nước. Nhiều trường hợp để tạo thuận lợi cho khách hàng, chúng tôi có thể giới thiệu đến một tổ chức thẩm định giá gần hơn và vẫn đảm bảo uy tín. Nhưng điều này trên thực tế không hề dễ dàng. Do các tổ chức làm công việc thẩm định giá hiện nay nếu gọi là nhiều thì chưa hẳn chính xác. Trong lộ trình phát triển, hy vọng sẽ có nhiều hơn các tổ chức thẩm định giá để cùng tham gia vào lĩnh vực này.
Nguồn: http://thamdinhthienphu.com/tu-van-phap-ly/nhung-kho-khan-cua-hoat-dong-tham-dinh-gia-hien-nay.html