Quy định của pháp luật về thẩm định giá

Thẩm định giá là một lĩnh vực không hề mới lạ với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hiện nay thị trường thẩm định giá tại Việt Nam đang phát triển hết sức đa dạng và phong phú, điển hình cho vấn đề này chính là sự ra đời của hàng loạt các công ty về thẩm định giá trên khắp cả nước. Tuy nhiên hoạt động thẩm định giá không phải là hoạt động dễ thực hiện. Vì liên quan đến lĩnh vực tài chính nên thẩm định giá chịu rất nhiều những quy định của pháp luật trong các tiêu chuẩn,điều kiện, phương thức thực hiện. Muốn làm tốt được hoặc hiểu được về lĩnh vực này,cần nắm được quy định của pháp luật về thẩm định giá. Cùng Công ty CP Thẩm định giá Quảng Nam theo dõi bài viết nhé

Lịch sử hình thành của thẩm định giá

Theo các định nghĩ lâu đời đã được thừa nhận, “Thẩm định giá là sự ước tính giá trị bằng tiền của một vật, của một tài sản”. Trong lịch sử pháp lý và tài chính, có rất nhiều những nghiên cứu về thẩm định giá được sử dụng là cơ sở lý thuyết cho việc ban hành những quy định về thẩm định giá. Trong đó, theo giáo sư W.Seabrooke – Viện đại học Portsmouth, Vương quốc Anh: “Thẩm định giá là sự ước tính giá trị của các quyền sở hữu tài sản cụ thể bằng hình thái tiền tệ cho một mục đích đó được xác định”.

Ở Việt Nam, trước khi Luật giá 2012 ra đời, cũng đã có các văn bản quy định về vấn đề thẩm định giá. Đó chính là nội dung quy định trong Pháp lệnh giá số 40/2002/PL-UBTVQH10 năm 2002 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội khóa 10 của Việt Nam. Theo quy định của pháp lệnh này,thẩm định giá được quy định cụ thể như sau: “Thẩm định giá là việc đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp với thị  trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn của Việt Nam  hoặc thông lệ quốc tế”.

Các văn bản quy định về thẩm định giá

Với sự ra đời của Luật giá 2012, quy định về thẩm định giá đã trở nên chặt chẽ và rõ ràng hơn rất nhiều. Theo đó, trong Luật giá có định nghĩa về thẩm định giá như sau: “Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá”.

Về mặt cơ bản, quy định mới trong Luật giá nói rõ hơn về năng lực của những đơn vị, tổ chức có chức năng thẩm định chứ không chỉ quy định một cách chung chung như trước. Mặt khác theo quy định của Luật giá 2012 còn bổ sung thê mục đích của việc thẩm định giá phải theo tiêu chuẩn thẩm định giá thì mới được xem là hợp pháp. Sự ra đời của Luật giá 2012, và sau đó là hàng loạt các văn bản khác điều chỉnh về thẩm định giá như : Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá. ;  Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06/08/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá về Thẩm định giá.

Kèm theo đó là hàng loạt các văn bản khác từ cấp bộ hướng dẫn và áp dụng như : Thông tư số 38/2014/TT-BTC ngày 28/03/2014 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06/08/2013 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá về thẩm định giá.; Thông tư số 06/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 7/1/2014 ban hành tiêu chuẩn thẩm định giá số 13.; Quyết định số 24/2005/QĐ-BTC ngày 18/04/2005 của Bộ Tài chính về việc ban hành 03 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam (đợt 1).; Quyết định số 77/2005/QĐ-BTC ngày 01/11/2005 của Bộ Tài chính về việc ban hành 03 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam (đợt 2).; Quyết định số 129/2008/QĐ-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính về việc ban hành 06 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam (đợt 3). Về cơ bản, có thể đánh giá hành lang pháp lý về thẩm định giá ở Việt Nam đã khá đầy đủ.

Để được biết thêm chi tiết xin liên hệ Công ty CP Thẩm định giá Quảng Nam để được tư vấn nhiều hơn.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0983.279.455

Chat Facebook
Gọi điện ngay